Để không xảy ra trường hợp thừa hoặc thiếu thép dùng trong xây dựng công trình thì việc tính toán, ước lượng số thép trước khi thi công là điều không thể thiếu. Vậy cách tính thép sàn như thế nào để có thể tính được chính xác được số lượng cần dùng mà không cần sự trợ giúp của đơn vị thi công? Hãy tìm hiểu cùng chúng tôi qua bài viết này để có thể giải đáp được những vấn đề mà bạn gặp phải nhé!
Cách tính thép sàn nhanh chóng, đơn giản
Vai trò của thép đối với sàn nhà
Không thể phủ nhận rằng thép góp phần không nhỏ trong việc gia tăng độ cứng cho kết cấu bê tông. Nhờ thép mà các khối bê tông có được độ cứng, độ đàn hồi và độ bền theo thời gian để phát huy được công dụng của mình như làm sàn nhà, trần nhà, móng,…
Một khối sàn bê tông có dày thế nào đi nữa vẫn sẽ dễ dàng bị vỡ thành các mảnh khi chịu lực tác động bởi chúng là vật liệu giòn, có cường độ chịu kéo thấp. Thép là vật liệu có khả năng chịu lực rất lớn, khó bị tác động ở những nơi có nhiệt độ cao, khả năng chống ăn mòn dù ở bất kỳ môi trường nào nhưng chúng lại dễ biến dạng nên khi sử dụng mỗi thép không sẽ khiến sản phẩm bị biến đổi về hình dáng, kết cấu. Do đó, sự kết hợp giữa thép và bê tông sẽ tạo nên một sản phẩm có độ bền bỉ cao, kết cấu cứng và có độ chịu lực tốt.
Khi thi công xây dựng công trình, sàn nhà là bộ phận không thể thiếu cũng như thép là thành phần không thể không có trong kết cấu sàn nhà. Kết cấu của những trụ thép trong sàn giống như xương sống giúp nâng đỡ toàn bộ trọng lực giúp công trình trở nên kiên cố, vững chắc.
Với giá thành thấp nhưng mang đến một công trình chất lượng tốt thì cho tới hiện nay vẫn chưa có nguyên liệu nào thay thế được thép. Bên cạnh đó, thép còn có khả năng tái chế giúp hạn chế việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường và giúp tiết kiệm chi phí.
Tại sao nên tính số lượng thép sàn?
Có cần thiết phải tính số lượng thép sàn khi chuẩn bị tiến hành xây dựng công trình hay không? đây là câu hỏi của rất nhiều người khi có ý định xây mái ấm riêng cho mình. Có rất nhiều gia chủ từng có suy nghĩ rằng việc tính toán số lượng thép cần mua cũng chưa chắc đã chính xác 100% hay thừa thì đem trả, thiếu thì ra mua thêm nên việc dự toán là không cần thiết, tốn thời gian và công sức.
Tuy nhiên, việc tính toán này không phải chỉ tính xem cần bao nhiêu thép mà cần xem chất lượng, giá thành của từng loại thép có mức chênh lệch như thế nào? cái nào có giá thành phù hợp mà vẫn đảm bảo chất lượng. Do đó, khi tiến hành đầu tư, xây dựng bất cứ công trình nào, các chủ đầu tư muốn tiết kiệm hợp lý thì không có con đường nào khác ngoài tính toán để đưa ra con số phù hợp.
Việc tính toán này giúp ta ước lượng được số nguyên vật liệu cần dùng cho quy mô công trình và tránh được tình trạng phát sinh chi phí. Nên dù là công trình lớn, nhỏ hay với bất kỳ quy mô nào thì đều không thể bỏ qua công đoạn này.
Chúng ta đều biết rằng chi phí thép xây dựng không cao nhưng một lượng thép lớp cũng khiến tiêu tốn một khoản ngân sách. Hơn nữa, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thép, bao gồm cả thép kém chất lượng nhưng chúng lại có giá thành tương đương như nhau. Nếu bạn không tìm hiểu, tính toán cẩn thận sẽ dễ mua phải loại thép kém chất lượng làm giảm thời gian sử dụng của công trình, nguy hiểm cho người ở mà vẫn phải tốn một khoản chi phí so với thép chất lượng.
Vậy nên việc xác định số lượng thép cần gì cho một công trình là rất cần thiết, nó giúp công trình kiên cố, vững chắc, chịu được lực nén và không hề lãng phí vật tư, chi phí xây dựng, tránh xảy ra những trường hợp không mong muốn.
Các định mức thép sàn mà bạn nên biết
Để định mức các loại thép, gia chủ hay chủ đầu tư cần phải hiểu rõ về đặc điểm, tính chất, giá cả. Từ đó mà chọn lựa được loại thép phù hợp cho từng công đoạn của công trình mình.
Định mức dòng thép gân
Thép gân hay còn gọi là thép vằn là loại thép được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng như nhà tầng, chung cư, thủy điện, trung tâm thương mại,…Loại thép này có đường kính dao động từ 10mm đến 55mm và chiều dài có kích thước tầm 11.7m.
Dòng thép gân
Công thức để tính định mức thép gân:
KG = [(T x W x L ) + (3 x W x L )] x 7.85
Trong đó:
- T là độ dày.
- W là chiều rộng
- L là chiều dài
- 7.85 là trọng lượng riêng của thép
Dưới đây là bảng quy đổi thép vân sang khối lượng mà bạn có thể tham khảo.
TT | Tên thép | Loại | Chiều dài | Quy đổi khối lượng |
1 | Thép cây phi 12 | Cây | 11.7 | 10.39 |
2 | Thép cây phi 14 | Cây | 11.7 | 14.16 |
3 | Thép cây phi 16 | Cây | 11.7 | 18.49 |
4 | Thép cây phi 18 | Cây | 11.7 | 23.4 |
5 | Thép cây phi 10 | Cây | 11.7 | 28.9 |
6 | Thép cây phi 22 | Cây | 11.7 | 34.87 |
7 | Thép cây phi 25 | Cây | 11.7 | 45.05 |
Định mức dòng thép hộp
Trong quá trình nắm bắt cách định mức thép xây dựng thì việc quy đổi không chỉ dành cho dòng thép gân mà nó còn dành cho việc quy đổi thép hộp sang khối lượng. Có hai loại thép hộp được sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là thép hộp chữ nhật và thép hộp vuông.
Dòng thép hộp gồm thép hộp vuông và thép hộp tròn
Định mức dòng thép hộp chữ nhật
Để tính được số kg thép hộp chữ nhật cần dùng cho công trình thì cách quy đổi chính xác nhất được thể hiện qua công thức sau:
Khối lượng = [(2 x dày x cạnh + cạnh 2mm) – 4 x dày (mm) x dày (mm)] x tỷ trọng (g/cm3) x 0,001 x dài (m)
Định mức dòng thép hộp vuông
Khác với dòng thép hộp chữ nhật chỉ có một cách quy đổi duy nhất thì dòng thép hộp vuông lại có nhiều cách khác nhau để quy đổi sang khối lượng.
Đối với thép hộp vuông có kích thước 30 x 30 x 2 (mm), cách quy đổi:
- Diện tích cắt ngang = (30 x 30) – (26 x 26) = 224(mm2) = 0.000224(m2).
- Khối lượng riêng = 7850 (kg).
- Khối lượng 1m thép vuông = 0.000224 x 1 x 7850 = 1.7584 (kg/m).
- 1 thép hộp vuông sẽ có chiều dài 6m => Định mức được quy đổi từ cây sang kg = 1.7584 x 6 = 10.5504 (kg).
Cách tính thép sàn đơn giản, chính xác
Bạn có từng thắc mắc tại sao nhà thầu lại tính toán số lượng thép trên 1m2 lại chuẩn đến thế. Liệu có phải họ từng làm ngôi nhà với kết cấu như vậy không? Nhưng sự thật là họ chưa từng làm bởi vì mỗi công trình sẽ có một kiểu thiết kế riêng. Để tính toán chính xác thép sàn, các nhà thầu sẽ áp dụng công thức dưới đây:
V= m:D
Trong đó:
- V: thể tích tính theo m3
- m: khối lượng tính theo kg
- D: khối lượng riêng tính theo m3
Theo đó thể tích của 1kg sắt là V= m:D = 1:7800 = 0.078m3 = 78000cm3
Tỷ lệ thép tối thiểu = 0,7%.
- Số lượng thép = 0,7/100 x 1 = 0,007 m³.
- Trọng lượng thép = 0,007 x 7850 = 54,95≊55 kg/m³.
Tỷ lệ thép tối đa = 1,0%.
- Số lượng thép = (1/100) x 1 = 0,01 m³.
- Trọng lượng thép = 0,01 x 7850 = 78,5kg/m³.
=> 1m2 sàn có thể sử từ 120kg – 150kg thép/m2
Dưới đây là bảng tính toán khối lượng vật liệu công trình của từng công đoạn trên từng m2.
Kết cấu | Số lượng thép | Khối lượng thép | ||
Tối thiểu % | Tối đa% | Tối thiểu (kg/m3) | Tối đa (kg/m3) | |
Sàn | 0.7 | 1 | 54.95 | 78.5 |
Dầm | 1 | 2 | 78.5 | 157 |
Cột | 0.8 | 6 | 62.8 | 471 |
Móng | 0.5 | 0.8 | 39.25 | 62.8 |
Một số lưu ý khi chọn thép
Để công trình có chất lượng tốt, thời gian sử dụng lâu dài thì gia chủ hay chủ đầu tư cần phải lưu ý một số điều sau trong quá trình chọn thép.
- Phải hiểu rõ về tính năng, đặc điểm của từng loại thép.
- So sánh giá cả giữa các đơn vị cung cấp vật tư.
- Nên lựa chọn những loại thép có thương hiệu nổi tiếng.
- Chọn đại lý, đơn vị cung cấp nguyên vật liệu uy tín.
- Khi xác định mua cần có hợp đồng rõ ràng để đảm bảo quyền lợi của mình.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách tính thép sàn nhanh chóng, đơn giản, chính xác. Hy vọng, bài viết này cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích có thể áp dụng vào các công trình trong tương lai để chúng có thể ngày càng hoàn thiện hơn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.