MỤC LỤC
Hướng dẫn kiểm tra độ sụt bê tông
1. Mục đích
Kiểm tra độ sụt bê tông nhằm đo sự phù hợp của hỗn hợp bê tông khi chúng ta đặt hàng. Mục đích để kiểm tra xem độ nhuyễn (độ lưu động) của hỗn hợp bê tông trong giới hạn mà chúng ta mong muốn hay không. Thông số này thường được các đơn vị cung cấp bê tông ghi trên phiếu bê tông. Độ sụt bê tông ảnh hưởng trực tiếp đến độ quá trình thi công bơm, đổ bê tông cũng như lấp đầy bê tông tại vị trí đổ.
– Độ sụt cao: bê tông quá nhuyễn, cường độ bê tông sẽ giảm và khó tạo hình khi đổ bê tông.
– Độ sụt thấp: bê tông quá cứng, gây khó dễ cho quá trình bơm bê tông và đầm bê tông. Bê tông không thể lấp kín đầy vị trí cần đổ dẫn đến cường độ bê tông giảm sau khi đông cứng. Ngoài ra tại mỗi vị trí không được lấy đầy sẽ gây ra thấm nước trong quá trình sử dụng ngôi nhà.
2. Thiết bị sử dụng
– Bộ côn thử độ sụt bê tông, bao gồm: Côn đo độ sụt bê tông (hình nón cụt): kích thước: chiều cao h = 300 mm, đường kính đáy dưới D = 200 mm, đường kính đáy trên d = 100 mm, Côn đo độ sụt bê tông này được áp dụng đối với cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu tới 40 mm.
– Phễu trên (đổ bê tông vào côn được dễ dàng hơn).
– Đầm sắt – Que đầm bằng sắt tròn trơn 16 dài 600 mm, được bo tròn 1 đầu.
– Bay trộn
– Thước đo Thước lá bằng kim loại độ chính xác 1 mm.
– Bàn côn: Bằng thép, phẳng kích thước 400x400mm
3. Phương pháp
Côn thử độ sụt bê tông được làm sạch bằng bàn chải và nước trước khi kiểm tra. Chú ý để côn thử độ sụt bê tông hoàn toàn khô nếu không việc kiểm tra sẽ bị làm thay đổi kết quả kiểm tra sau khi trộn hỗn hợp bê tông.
Côn thử độ sụt bê tông được đặt trên tấm đế thép phẳng hoặc một bề mặt cứng và phẳng để giữ trong một vị trí vững chắc.
Đổ bê tông vào côn thử độ sụt bê tông theo 3 đợt và tạo thành ba lớp với chiều cao gần bằng nhau. Sử dụng đầm thanh đầm chọc vào hỗn hợp bê tông (khoảng 25 lần cho mỗi đợt).
Khi côn thử độ sụt bê tông đầy sử dụng bay gạt bê tông sao cho bằng mặt trên cùng của côn. Sau đó nâng côn thử độ sụt bê tông theo thẳng đứng nhẹ nhàng đảm bảo cho bê tông trong côn không bị đổ và bị nghiêng. Chú ý nếu bị nghiêng, kết quả kiểm tra sẽ không chính xác nữa, ta phải thực hiện các thao tác lại từ đầu.
4. Đo lường:
Độ sụt của bê tông sẽ được căn cứ vào sự chênh lệch biệt giữa chiều cao hình nón gốc và chiều cao phần bê tông đã được lấy côn thử độ sụt bê tông ra.
(Ảnh: Sưu tầm Internet)
5. Đặc tính độ sụt:
Kiểm tra sụt giảm không chỉ cho thấy khả năng làm việc của bê tông mà công việc này cũng cho chúng ta thấy tính chất hỗn cấu thành bê tông cũng như sự gắn kết của bê tông.
Sử dụng thước đo (thước m) để đo độ chênh lệch này. Số liệu trên thước chính là độ sụt của bê tông. Số liệu này trùng khớp với số liệu ghi trên phiếu bán hàng của nhà cung cấp đồng nghĩa chúng ta đã được cấp bê tông đúng chủng loại.
Độ sụt có thể lấy hình dạng khác nhau và tùy thuộc vào hình dạng, độ sụt giảm (độ chênh lệch chiều cao) để đánh giá chất lượng bê tông.
6. Đánh giá Độ sụt
Thông thường độ sụt thi công phần khung và phần móng nhà nằm trong khoảng cho phép là 6 – 8cm, không cần tiến hành lại thí nghiệm mà tiến hành đúc mẫu liền.
Nếu bị đổ hoặc nghiêng mạnh với 02 – 03 lần thử (để đảm bảo rằng kết quả là chính xác) điều đó có nghĩa là hỗn hợp là quá ướt hoặc thành phần chất tăng độ sụt của hỗn hợp bê tông cao. Trong trường hợp như vậy, chúng ta phải đề nghị đơn vị cấp bê tông trở về hoặc đưa ra giải pháp khắc phục.
7. Lưu ý
Côn thử độ sụt bê tông cần được làm sạch để nó không làm thay đổi kết quả kiểm tra.
Khi nâng côn thử độ sụt bê tông lên theo hướng thẳng đứng và chậm dãi và không được chuyển động theo chiều ngang.
Phải kiểm tra ngay sau khi bỏ côn thử độ sụt bê tông ra khỏi bê tông.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.