Mau biet thu dep của bạn bị thiếu thẩm mỹ cũng như thiếu độ an toàn khi xuất hiện những vết nứt hay mỗi khi trời mưa, trên tường loang lổ những vết nước mưa bị thấm gây rêu mốc trông rất khó coi. Bạn chưa biết cách khắc phục như thế nào để mang lại vẻ đẹp ban đầu cho những mảng tường đó. Đừng lo, hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn. Đối với mọi loại nhà, ngay cả mẫu thiết kế nhà cấp 4 cũng xử lý tương tự
A. Nứt tường và cách xử lý vết nứt tường
I. Nguyên nhân và cách xử lý
1. Do đặc điểm thời tiết:
Việt Nam là nước có khí hậu nóng ẩm vì vậy hiện tượng nứt tường rất dễ xảy ra
2. Do thi công
– Kỹ thuật trát tường: tường quá khô nhưng vẫn trát, trộn vữa không đều, vữa trát mỏng- tối thiểu phải được 1cm, trát xong bị nắng quá nhiều
– Việc trát và sơn nước không đúng kỹ thuật, sai quy trình.
Cách hạn chế:
– Khi xây cần xây thật phẳng, thẳng, mạch vữa “no” và miết gọn gàng.
– Dùng vữa trát mác thấp (khoảng M50), cát hạt nhỏ, ít lẫn sét
– Dùng xi măng xây trát chuyên dụng có phụ gia tạo dẻo và chậm quá trình đông cứng.
– Tưới ẩm tường thường xuyên sau khi xây khoảng 4-5 ngày
Cách xử lý:
– Kẻ theo đường nưt từ 5 ly- 1 phân, bắn keo silicon rồi sơn lại
– Đục hết lớp hồ vữa, vệ sinh sạch sẽ, đóng lưới thép rồi trát sơn bả như lúc đầu.
3. Do hiện tượng lún nền móng.
– Không khảo sát nền móng địa chất xây dựng công trình
– Tính toán kết cấu sai
– Thi công không đúng so với thiết kế
– Động đất, xây dựng quá tiết kiệm…
Cách xử lý
– Đổ một lớp hồ dầu (xi măng nguyên chất) thật mỏng lên khu vực đặt lưới théo đủ để giữ lưới thép
– Đặt lưới thép lên khu vực vừa trát
– Trát thêm lợp xi măng nguyên chất lên phía trên
– Trát tường bình thường
4. Do kết cấu
– Do đà lanh tô cửa không đủ đoạn neo gối lên hai đầu tường và bị đóng quá mạnh
Cách xử lý
– Lấy hẳn đà lanh tô ra, thay lại đà khác dài hơn, đủ neo hơn.
– Đóng cửa nhẹ nhàng
5. Do lỗi thi công:
– Nứt ở mép tiếp giáp tường-mặt trên đà: Dùng vữa cao cấp để trát vào vết nứt, tuy nhiên giá thành khá đắt
– Khi vết nứt sâu, xuyên qua tường xây: Dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch, ẩm và phụt vào vữa và sửa chữa loại đông cứng nhanh sau đó trát lại bằng vữa trát thông thường.
– Nứt ở mếp tiếp giáp tường – dạ đà: Do không xử lý hồ dầu và ẩm đúng, đồng thời xây không đúng quy định. Hệ quả là trong quá trình đông cứng, tường và hồ xây trát đều co ngót một phần làm xuất hiện vết nứt. Bạn có thể đục hàng gạch trên cùng ra để xây lại theo đúng quy định.
B. Kỹ thuật chống thấm tường nhà
I. Nguyên nhân
– Do lớp sơn bảo vệ bên ngoài của tường bị bong tróc, rêu mốc
– Do bị rạn nứt nhỏ, nước mưa thẩm thấu vào trong vách tường
II. Cách xử lý
1. Chống thấm cho tường cũ
– Vệ sinh bề mặt tường bằng bàn chải cứng
– Dùng hóa chất tẩy rêu và làm sạch khu vực thấm
– Dùng hồ vữa trám các lỗ hổng và vết nứt lớn, làm phẳng bằng bột trét chuyên dụng dành cho tường ngoài trời
– Phủ lớp sơn chống kiềm, chờ sơn khô rồi phỉ 1-2 lớp sơn chống thấm lên trên.
2. Chống thấm cho tường mới
– Dùng bột trét tường dành cho tường ngoài trời phủ kín bề mặt
– Làm phằng và láng bề mặt tường
– Phủ một lớp sơn lót rồi mới đến lớp sơn chống thấm
Hiện tượng nứt và thấm của tường nhà vừa làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ, vừa không an toàn vì thế hãy thi công đúng quy định, nếu không may những hiện tượng trên xuất hiện, bạn có thể dùng nhưng cách mà chúng tôi nêu trên để xử lý. Chúc cho không gian nhà ở của bạn luôn sạch sẽ, thoáng, đẹp và kiên cố.
Hotline: 0978 702 608/ 0876 11 0000
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.