Khi xây nhà, lựa chọn móng nhà cho phù hợp luôn là điều khiến các gia chủ phải đau đầu. Hiện nay, móng băng được ứng dụng vô cùng phổ biến cho các công trình nhà cấp 4, nhà phố, biệt thự bởi đây là loại móng nông thích hợp với những công trình được xây trên nền đất tốt, quy mô công trình không quá lớn. Tuy nhiên khi thi công móng băng, rất nhiều chủ nhà còn chưa nắm rõ. Bài viết này kỹ sư của Osaka sẽ chia sẻ những thông tin về thi công móng băng, hãy cùng theo dõi nhé.
Thi công móng băng
MỤC LỤC
Móng băng là gì?
Móng băng là loại móng nông, thường được sử dụng cho nhà cấp 4, nhà phố, biệt thự xây dựng trên nền đất tốt.
Móng băng thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập. Chiều sâu chôn móng của móng băng thường là dưới 2m đến 2,5m.
Cấu tạo móng băng
Móng băng được cấu tạo từ gạch hoặc bê tông cốt thép. Tuy nhiên, hiện nay móng băng chủ yếu được là bằng bê công cốt thép, bởi với những công trình lớn thì kết cấu gạch không thể đáp ứng được .
Cấu tạo móng băng bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối dầm móng.
Lớp bê tông lót bản móng – Cánh móng – Dầm móng – Cổ cột
Cấu tạo móng băng
Tại sao lựa chọn thi công móng băng
Móng băng có kết cấu đặc biệt có thể chắn đất nên rất phù hợp thi công các công trình biệt thự, nhà phố có hầm, gara để xe, nhà kho chứa đồ.
Một ưu điểm khác của móng băng là có thể chống lại các hiện tượng sụt lún và lún lệch giữa các cột.
Thi công móng băng đơn giản, tiết kiệm vật tư xây dựng cũng như nhân công.
Tuy nhiên với những nơi có bề mặt đất không ổn định, nhiều đất bùn, mực nước ngầm sâu thì không nên lựa chọn móng băng.
Những lưu ý khi thi công móng cọc khoan nhồi
Khi thi móng cọc khoan nhồi cần chú ý những điều sau:
- Đảm bảo máy móc thiết bị thi công phù hợp với phương pháp thi công.
- Máy cầu phải tải được trọng lượng của ống vách.
- Máy khoan cần được bố trí ở khu vực nhất định tránh làm vật cản trong khi thi công.
- Cần tiến hành thử nghiệm độ khả thi của việc rút ống vách trước và sau khi khoan lỗ.
- Tiến hành khoan từ trong gia ngoài tránh tình trạng máy khoan chạy trên đầu cọc mới đổ bê tông xong.
- Để tránh tình trạng chậm tiến độ thi công vì thời tiết nên thi công vào mùa khô.
Những lưu ý trong thi công móng cọc khoan nhồi
Việc thiếu kiến thức chuyên môn xây dựng gây ra nhiều khó khăn trong việc giám sát, thi công xây dựng. Thi công móng phải đập đi sửa lại nhiều lần, công trình có tuổi thọ ngắn, nhanh chóng xuống cấp, gãy nứt.
Dịch vụ thiết kế và xây nhà trọn gói với quy trình chuyên nghiệp, thiết kế và xây dựng dự trên khảo sát địa chất kèm gói bảo hành dài hạn lên đến 10 năm chính là giải pháp mang đến sự an tâm cho gia chủ
???? Xem ngay: ???? báo giá thiết kế và xây nhà trọn gói
Phân loại móng băng
Có rất nhiều kiểu phân loại móng băng xét theo nhiều yếu tố, dưới đây là phân loại móng băng xét theo từng yếu tố
Xét về vật liệu kết cấu thì có 2 loại:
+ Móng băng gạch
+ Móng băng bê tông cốt thép
Phân loại móng băng theo kết cấu
Xét về tính chất, độ cứng:
+ Móng cứng
+ Móng mềm
+ Móng hỗn hợp hoặc móng kết hợp
Phân loại móng băng theo tính chất, độ cứng
Xét theo phương vị
Xét theo phương vị thì móng băng được phân làm 2 loại là móng băng 1 phương vào móng băng 2 phương. Trong đó:
+ Móng 1 phương là loại móng được thi công theo 1 chiều duy nhất hoặc là chiều dài hoặc chiều rộng của ngôi nhà. Quan sát có thể thấy các đường móng được tạo thành các đường song song với nhau và tùy thuộc vào quy mô, diện tích công trình sẽ chia khoảng cách giữa các đường móng này.
+ Móng 2 phương là loại móng trong đó các đường móng được thiết kế giao nhau tạo thành góc vuông như hình ô bàn cờ.
Phân loại móng băng theo phương vị
Móng chịu tải đúng tâm và móng chịu tải lệch tâm
Móng băng chịu tải lệch tâm và đúng tâm
Quy trình thi công móng băng
Bước 1. Giải phóng mặt bằng
Bước đầu tiên trong quy trình thi công móng băng chính là giải phóng mặt bằng, ở bước này chúng ta phải vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng đồng thời xác định vị trí đóng cọc và hố móng bằng các thiết bị chuyên dụng.
Bước 2. Đào hố móng và cán phẳng mặt hố
Sau khi giải phóng mặt bằng thật gọn gàng và sạch sẽ chúng ta sẽ tiến hành đào hố móng theo như những vị trí đã đánh dấu trước đó. Ở bước này cần tuân thủ theo đúng bản vẽ thiết kế, không nên đào quá sâu hoặc quá nông, chiều sâu thông thường của móng măng khoảng dưới 2m đến 2,5m và chiều rộng khoảng 1,5m.
Tiếp đến là cần cán phẳng mặt hố sao cho hố móng gọn gàng, bằng phẳng để dễ dàng hơn cho các công tác tiếp theo.
Bước 3. Đổ bê tông lót móng
Tiến hành đổ 1 lớp bê tông lót móng khoảng 10cm tạo sự bằng phẳng cho đáy móng cũng như hạn chế bê tông lớp trên bị mất nước trong quá trình đổ bê tông móng.
Bước 4. Dải thép móng băng
Đây là một bước vô cùng quan trọng, cần phải tuân theo bản vẽ thiết kế đã được tính toán kỹ lưỡng ngay từ ban đầu. Đặc biệt cần tuân thủ khoảng cách đan thép cũng như khoảng cách giữa các lớp thép với nhau, lưu ý phải kê thép cẩn thận để trong quá trình di chuyển không khiếp thép bị xê dịch.
Bước 5. Lắp ghép cốp pha móng
Ở bước này cần lưu ý lắp đặt cốp pha móng phải thật cẩn thận, tránh những sai sót không đáng trong quá trình đổ bê tông.
Thi công móng băng lắp đặt cốp pha móng
Bước 6. Đổ bê tông móng
Đây là bước cuối cùng cũng là bước vô cùng quan trọng trong quy trình thi công móng băng. Đổ bê tông Mác đúng như trong bản vẽ thiết kế, cần lưu ý đầm liên tục và đều tay.
Lưu ý khi đổ bê tông móng nên đổ từ xa đến gần và không đứng lên thành cốp pha làm sai lệch kết cấu của cốp pha.
Bước 7. Bảo dưỡng bê tông móng
Sau khi đổ bê tông móng tránh va chạm vật lý giúp bê tông không bị ảnh hưởng nứt, vỡ. Ngoài ra cần phải đảm bảo bê tông luôn đủ ẩm bằng cách trải bạt và tưới nước liên tục trong 7 ngày đầu.
Một số lỗi thường gặp khi thi công móng băng
Móng băng được đánh giá là loại móng thi công khá đơn giản so với một số loại móng khác. Tuy nhiên trong quá trình thi công, một số nhà thầu vẫn thường mắc phải những lỗi sai vô cùng cơ bản, đặc biệt là với những công trình thi công tự phát. Dưới đây là một số lỗi thường gặp thi thường gặp khi thi công móng băng:
Đặt ngược thép bản móng thi thi công móng băng
Đây là lỗi sai cô cùng cơ bản khi thi công móng băng đó chính là đặt ngược thép bản móng. Theo nguyên tắc thì thép ngắn là thép chịu lực chính nên sẽ phải đặt dưới và thép chạy dọc dầm, thép đài đặt trên. Rất nhiều nhà thầu không nắm được kiến thức thi công cơ bản đã đặt ngược lại làm mất đi khả năng làm việc của móng.
Không bẻ mỏ thép khi thi công móng băng lệch tâm
Khi thi công móng băng lệch tâm, nhiều người đã bỏ qua bước bẻ mỏ lớp thép dưới vài cm sao cho phần tiếp xúc đảm bảo 30-40D (với D là đường kính thép). Đây cũng là một lỗi sai vô cùng phổ biến ảnh hưởng rất lớn tới khả năng làm việc của móng băng.
Một số lưu ý khi thi công móng băng
– Trước khi thi công móng băng thì nên tính toán thật kỹ lưỡng cũng như lựa chọn loại móng băng phù hợp, vừa đảm bảo khả năng chịu tải trọng vừa tiết kiệm chi phí, Đối với những công làm giảm chiều sâu khi đặt móng, giúp tiết kiệm chi phí khi thi công.
– Ngược lại đối với chiều sâu đặt móng nông thì chúng ta nên dùng móng bê tông cốt thép
– Cần thực hiện khảo sát hiện trạng đất trước khi thi công móng băng
– Tuyệt đối không để móng băng ngập nước bởi khi đổ bê tông móng sẽ làm giảm tính liên kết cũng như chất lượng của bê tông cốt thép. Vì vậy, trước khi đổ bê tông móng cần thực hiện hút nước rồi mới tiến hành đổ.
– Đối với móng cần có cường độ cao thì nên dùng móng bê tông cốt thép.
– Khi thi công móng băng cho nhà xây tầng hầm hoặc tầng bán hầm thì móng băng cần phải đặt sâu hơn nền đất hầm một khoảng > 40cm và đỉnh móng phải nằm dưới sàn tầng hầm.
Trên đây toàn bộ những kiến thức về móng băng, thi công móng băng và những lưu ý quan trọng khi thi công móng băng. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn có được những kinh nghiệm cần để có thể lựa chọn loại móng phù hợp và tính toán nó cho công trình nhà mình nhé.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.